WTW VisoTurb® 700 IQ & ViSolid® 700 IQ Sensors

Với các cảm biến WTW VisoTurb® 700 IQ và ViSolid® 700 IQ Sensors, WTW giới thiệu một họ các cảm biến quang học để đo độ đục và chất rắn lơ lửng. Các cảm biến này tích hợp cùng một hệ thống làm sạch siêu âm giúp đảm bảo việc bảo trì ít nhất và độ tin cậy thời gian dài của cảm biến. Đo độ đục trong dung dịch với VisoTurb® được thực hiện bằng phương pháp tán xạ tuân thủ EN ISO 7027. Đo vật chất rắn với ViSolid® được thực hiện dựa trên nguyên lý đo ánh sáng tán xạ.

  • Cảm biến độ đục VisoTurb®
  • Cảm biến chất rắn không tan ViSolid®
  • Làm sạch siêu âm không có chuyển động cơ học
  • Ít bảo trì
  • Hiệu chuẩn tại nhà máy
  • Độ bền trong thời gian dài (chức năng Sensor Check)

Đo độ đục dựa theo nguyên lý tán xạ:
Sử dụng nguyên lý này, ánh sáng tán xạ được đo ở đóc 90 độ. Phương pháp này lý tưởng cho khoảng độ đục thấp đến trung bình lên đến 4000 FNU. Tuân thủ EN 27027 và ISO 7027, ánh sáng hồng ngoại với bước sóng 860nm được sử dụng. Bước sóng này nằm ngoài khoảng khả kiến - do đó màu sắc của mẫu sẽ không ảnh hưởng lên phép đo.

  • Làm sạch siêu âm không có chuyển động cơ học
  • Ít bảo trì
  • Hiệu chuẩn tại nhà máy
  • Độ bền trong thời gian dài (chức năng Sensor Check)

Nguyên lý đo của chất rắn lơ lửng:
Với nồng độ chất rắn không tan tăng dần, các hạt rắn sẽ ảnh hưởng lẫn nhau. Khi gia tăng con số này, không phải tất cả hạt rắn đều được ảnh sáng chạm tới hoặc ánh sáng phản xạ không được phát hiện bởi thiết bị thu - do đó các giá trị đo không chính xác sẽ được ghi nhận, Do vậy, phương pháp tán xạ ánh sáng 90 độ dùng cho đo độ đục chỉ có thể được sử dụng ở các nồng độ thấp hơn.
Với lý do này WTW sử dụng 2 phương pháp đo - tùy thuộc vào nồng độ. Với các nồng độ thấp, một phương pháp ánh sáng tán xạ được sử dụng, trong trường hợp các nồng độ cao hơn, phương pháp tán xạ ngược là lựa chọn tốt hơn.

Các sản phẩm có liên quan